Khi con thường ngậm không chịu nuốt, mẹ nên xem lại cách chế biến thức ăn cho bé xem đã phù hợp chưa, vì sự không phù hợp có thể làm cho bé lười ăn, sợ nuốt. Nhưng ngậm cũng có thể đã trở thành thói quen.Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bé không ngậm khi ăn, bạn thử áp dụng xem sao nhé.

Ăn kèm uống. Nếu bạn thấy con hay nhợn ói do phải nuốt cháo đặc hay cơm thô, hãy cho bé nhấp một muỗng nhỏ nước canh hoặc nước lọc sau mỗi lần ăn, như thế sẽ giúp bé nuốt dễ dàng hơn.

Ngồi ăn cùng gia đình. Học hỏi, bắt chước người lớn là một kỹ năng mà các bé cập nhật rất nhanh. Vì vậy, thay vì cho con ngồi ăn một mình, bạn hãy thu xếp để bé ăn cùng gia đình hoặc bạn ăn cùng lúc cho bé ăn. Vừa ăn vừa trò chuyện, vừa bày bé nhai, nuốt… bé vừa thích thú vừa học hỏi rất nhanh.

Không trộn chung mọi thứ. Bé ngậm có thể vì đã ngán món cháo hỗn hợp phải ăn mỗi ngày. Vậy bạn hãy thử để riêng các nhóm thực phẩm, cá/ thịt băm riêng, cháo trắng/ cơm 1 chén riêng, rau củ 1 chén riêng… và bạn cho bé ăn như người lớn. Vị của cháo trắng ngọt nhẹ khác vị mặn mà của thức ăn, khác vị của rau củ, sẽ làm bé thích hơn. Hơn nữa, các nhóm rau củ hay thịt cá xé nhỏ đòi hỏi bé phải nhai mới nuốt được, vì thế sẽ kích thích bé hơn.

Mẹo giúp bé không ngậm khi ăn



Không cho xem tivi. Xem tivi thường làm bé mất tập trung, sẽ nuốt chửng thức ăn theo quán tính hoặc ngậm cứng mà không nuốt. Nuốt chửng sẽ làm bé dễ ói nếu ăn phải thức ăn thô khó nuốt; ngậm lâu dài lại trở thành thói quen, khi không có tivi bé vẫn ngậm. Vì thế, đến bữa ăn, bạn chỉ nên cho bé tập trung vào khay thức ăn.

Cho bé sự tự chủ. Bạn hãy thử đổi phương án cho bé tự xúc ăn, tự bốc, cầm nắm… sẽ làm bé thích thú và ăn uống nhanh hơn.

Bỏ đói. Bỏ đói cũng là một kinh nghiệm thành công của các mẹ có con ngậm quá lâu. Khi con ngậm, mẹ dẹp bữa ăn đi và không lăn tăn bổ sung thêm gì. Đến bữa sau, bé đói nên ăn rất nhanh và hào hứng. Tuy nhiên cách này thường chỉ có tác dụng vào sau bữa bị bỏ đói. Vì vậy, tốt nhất là các mẹ điều chỉnh lịch ăn của con sao cho các bữa không quá gần nhau, khibé chưa kịp tiêu hóa hết năng lượng nạp vào.

Cho đi học. Giải pháp này cũng khá hiệu quả nếu bạn cảm thấy đã “bó tay” với chứng ngậm thức ăn của con mình. Môi trường tập thể ở lớp, tâm lý sợ cô giáo, dinh dưỡng vừa phải ở trường, hoạt động nhiều hơn và ngủ ít hơn làm bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn… sẽ làm bé mau đói và nhanh chóng bỏ “tật” ngậm.

Đây chỉ là những mẹo để bạn giải quyết tình huống tạm thời. Ngậm khi ăn thường bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là do bé không có cảm giác thèm ăn gây biếng ăn… Vì thế mẹ nên tìm hiểu và giải quyết tận gốc vấn đề. Ngoài ra, những hôm bé bệnh, viêm họng, khó chịu trong người, bé cũng sẽ ngậm để phản đối việc ăn, lúc này mẹ không nên ép mà có thể cho bé uống sữa hay ăn món phụ thay thế.

Mẹo giúp bé không ngậm khi ăn

Khi con thường ngậm không chịu nuốt, mẹ nên xem lại cách chế biến thức ăn cho bé xem đã phù hợp chưa, vì sự không phù hợp có thể làm cho bé lười ăn, sợ nuốt. Nhưng ngậm cũng có thể đã trở thành thói quen.Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bé không ngậm khi ăn, bạn thử áp dụng xem sao nhé.

Ăn kèm uống. Nếu bạn thấy con hay nhợn ói do phải nuốt cháo đặc hay cơm thô, hãy cho bé nhấp một muỗng nhỏ nước canh hoặc nước lọc sau mỗi lần ăn, như thế sẽ giúp bé nuốt dễ dàng hơn.

Ngồi ăn cùng gia đình. Học hỏi, bắt chước người lớn là một kỹ năng mà các bé cập nhật rất nhanh. Vì vậy, thay vì cho con ngồi ăn một mình, bạn hãy thu xếp để bé ăn cùng gia đình hoặc bạn ăn cùng lúc cho bé ăn. Vừa ăn vừa trò chuyện, vừa bày bé nhai, nuốt… bé vừa thích thú vừa học hỏi rất nhanh.

Không trộn chung mọi thứ. Bé ngậm có thể vì đã ngán món cháo hỗn hợp phải ăn mỗi ngày. Vậy bạn hãy thử để riêng các nhóm thực phẩm, cá/ thịt băm riêng, cháo trắng/ cơm 1 chén riêng, rau củ 1 chén riêng… và bạn cho bé ăn như người lớn. Vị của cháo trắng ngọt nhẹ khác vị mặn mà của thức ăn, khác vị của rau củ, sẽ làm bé thích hơn. Hơn nữa, các nhóm rau củ hay thịt cá xé nhỏ đòi hỏi bé phải nhai mới nuốt được, vì thế sẽ kích thích bé hơn.

Mẹo giúp bé không ngậm khi ăn



Không cho xem tivi. Xem tivi thường làm bé mất tập trung, sẽ nuốt chửng thức ăn theo quán tính hoặc ngậm cứng mà không nuốt. Nuốt chửng sẽ làm bé dễ ói nếu ăn phải thức ăn thô khó nuốt; ngậm lâu dài lại trở thành thói quen, khi không có tivi bé vẫn ngậm. Vì thế, đến bữa ăn, bạn chỉ nên cho bé tập trung vào khay thức ăn.

Cho bé sự tự chủ. Bạn hãy thử đổi phương án cho bé tự xúc ăn, tự bốc, cầm nắm… sẽ làm bé thích thú và ăn uống nhanh hơn.

Bỏ đói. Bỏ đói cũng là một kinh nghiệm thành công của các mẹ có con ngậm quá lâu. Khi con ngậm, mẹ dẹp bữa ăn đi và không lăn tăn bổ sung thêm gì. Đến bữa sau, bé đói nên ăn rất nhanh và hào hứng. Tuy nhiên cách này thường chỉ có tác dụng vào sau bữa bị bỏ đói. Vì vậy, tốt nhất là các mẹ điều chỉnh lịch ăn của con sao cho các bữa không quá gần nhau, khibé chưa kịp tiêu hóa hết năng lượng nạp vào.

Cho đi học. Giải pháp này cũng khá hiệu quả nếu bạn cảm thấy đã “bó tay” với chứng ngậm thức ăn của con mình. Môi trường tập thể ở lớp, tâm lý sợ cô giáo, dinh dưỡng vừa phải ở trường, hoạt động nhiều hơn và ngủ ít hơn làm bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn… sẽ làm bé mau đói và nhanh chóng bỏ “tật” ngậm.

Đây chỉ là những mẹo để bạn giải quyết tình huống tạm thời. Ngậm khi ăn thường bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là do bé không có cảm giác thèm ăn gây biếng ăn… Vì thế mẹ nên tìm hiểu và giải quyết tận gốc vấn đề. Ngoài ra, những hôm bé bệnh, viêm họng, khó chịu trong người, bé cũng sẽ ngậm để phản đối việc ăn, lúc này mẹ không nên ép mà có thể cho bé uống sữa hay ăn món phụ thay thế.

Không có nhận xét nào